Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức

Trọn bộ sách dạy quản trị mạng từ căn bản đến chuyên gia

Hình ảnh
 Bộ này mình viết khoảng năm 2007-2008 theo chuẩn của Microsoft, bao gồm 4 quyển: MCSA 70-236 (264 Trang) MCSA 70-290 & MCSA 70-620 (323 Trang) MCSA 70-291 (305 Trang) MCSA 70-351 (262 Trang) Tổng cộng: 1.154 trang Thế giới bây giờ mọi thứ đều có sẵn, các bạn trẻ chỉ nhào vô DevOps hoặc sử dụng công cụ hỗ trợ mà thiếu hẳn kiến thức nền tảng. Bộ này rất hữu ích cho những ai muốn đi sâu vào quản trị mạng chuyên sâu cũng như là hiểu cách bảo vệ hệ thống.  Ngoài ra nó còn giúp quý vị hiểu sâu hơn về cách vận hành của những hệ thống như DNS, Mail Server để từ đó có những nền tảng kiến thức vững chắc để trở thành chuyên gia hệ thống.  https://drive.google.com/drive/folders/12cm7A8ATlza3LOSOLDDzkOhU8751xbbM?usp=sharing

Tamari, Misho và một cách sống

Hình ảnh
Giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) nhấm nháp trà tương và nghe dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch), trên 60 tuổi, với tư cách người trong cuộc nói đến giá trị loại nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae, làm cho nước tương nguyên dương Tamari và Misho vừa ngon vừa trị được bệnh… có thể bạn chưa tin, nhưng đối với dì Bảy Thạch đó là sự linh nghiệm. Tamari và Misho làm ở cơ sở Thuần Chay. Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc... Cái duyên của thực dưỡng 6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm ngh...

Nước tương dưỡng sinh Tamari nguyên dương - Đặc sản Gò Công

Hình ảnh
Từ thị xã Gò Công du khách theo đến Xóm Mãng - Tân Đông (theo hướng Tân Tây - Vàm Láng) tại đây du khách sẽ có dịp tham quan lò tương qui mô và vệ sinh tuyệt đối của cơ sở sản xuất nước tương Thuần Chay, đây là một lò sản xuất nước tương dưỡng sinh theo phương pháp OhSawa(*) với một qui trình thủ công và khép kín. Nước tương sản xuất theo phương pháp dưỡng sinh OhSawa là loại nước tương cực ngon được chế biến từ hạt đậu nành nguyên chất!. Đậu phải được chọn lọc cùng loại, tươi ngon không sâu mọt, đem về rửa sạch và ngâm vào nước muối trắng đã bão hoà. Sau đó đậu được đem vo sạch, ngâm nước từ 2-3 giờ rồi nấu chín, tiếp đến là cho đậu vào khạp sạch có chứa nước muối được lắng trong (15-20 lít nước/10kg đậu) và tiến hành đem đậu ra phơi nắng. Khạp chứa đậu có nắp khạp là một tấm kính trong suốt giúp đậu hấp thụ được ánh nắng của mặt trời dễ dàng mà không bị lẫn bất kỳ tạp chấp và bị mất đi lượng một nước không đáng kể. Sau từ 2-3 tháng phơi nắng, tương sẽ có mùi thơm. Tiến hành...

Mắm chín tự nhiên - Đặc sản Gò Công

Hình ảnh
Từ lâu xứ Gò Công - Tiền Giang đã nổi tiếng về mắm. Nhiều người bảo, mắm là món ăn thi vị và đầy nghệ thuật. Hiện nay tại thị xã Gò Công có rất nhiều lò sản xuất mắm với năng suất hàng trăm kg/tháng. Nguyên liệu làm mắm chủ yếu tận dụng nguồn thủy sản sẵn có ở địa phương. Muốn có được một mẻ mắm đặc sắc, đúng điệu, người làm phải trải qua nhiều công đoạn rất phức tạp. Nếu sơ ý làm sai một công đoạn nào thì mẻ sẽ hư ngay. Chẳng hạn khi làm mắm tôm chà; Tôm phải được chọn lọc cùng loại, tươi rói, đem về rửa sạch và ngâm vào rượu trắng. Sau khi tôm đã thấm rượu bơi lờ đờ thì vớt ra cắt bỏ đầu – đuôi, rửa lại thật sạch để ráo nước mới bỏ vào cối quết nhuyễn, vừa quết vừa trộn với muối, tỏi, ớt... rồi đem đậy kín và phơi nắng đôi ba ngày mới đem ra chà ép để lấy nước thịt tôm bằng loại cối có lỗ nhỏ li ti dưới đáy như cái rây. Tiếp đó, nêm thêm gia vị nhằm giữ nước cốt đặc trưng màu hồng nhạt hấp dẫn cho mắm thành dung dịch sền sệt, mịn màng trông thật bắt mắt. Dung dịch này và phần...