Giữa làng quê Xóm Mảng (xã Tân Tây, Gò Công Đông) nhấm nháp trà tương và nghe dì Bảy Thạch (Trần Thị Ngọc Thạch), trên 60 tuổi, với tư cách người trong cuộc nói đến giá trị loại nấm xanh có tên khoa học Aspergillus Oryzae, làm cho nước tương nguyên dương Tamari và Misho vừa ngon vừa trị được bệnh… có thể bạn chưa tin, nhưng đối với dì Bảy Thạch đó là sự linh nghiệm. Tamari và Misho làm ở cơ sở Thuần Chay. Tưởng chừng Tamari, Misho chỉ tồn tại từ thời Kamakura, thế kỷ 13 – 14 hay Muromachi, cái thời đậu nành trở thành thực phẩm với nhiều cách chế biến phong phú sau khi vượt qua giới hạn nhà chùa, thậm chí trở thành nguồn dinh dưỡng quý phân phối cho binh lính từ thời Chiến quốc... Cái duyên của thực dưỡng 6 – 7 thế kỷ sau, tại Xóm Mảng, công nghệ tạo và giữ gìn nấm xanh làm Tamari và Misho vẫn khéo léo và tinh tế. Đặc biệt, hầu hết người mặn mà với nước tương nguyên dương Tamari hay Misho đều có cùng điểm xuất phát là người có bệnh kéo dài, thậm chí bệnh hiểm ngh...